Mật ong theo y học cổ truyền:
- Mật ong có vị ngọt, tính bình. Quy kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Đại tràng.
- Tác dụng theo y học cổ truyền: thanh nhiệt bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc
- Dùng chữa Tỳ vị hư nhược, táo bón. Dùng ngoài chữa lở miệng, vết thương bỏng.
- Thuốc bổ cho người lớn & trẻ em. Chữa loét dạ dày – ruột, an thần, chữa ho khan & viêm họng.
- Ngày dùng 20 gram – 50 gram. Có thể dùng tới 100 – 150 gram/ ngày (với liều này có thể nhuận tràng).
- Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hay nguyên chất: đắp lên mụn nhọt, vết loét, vết thương.
- Làm tá dược chế thuốc viên, hay các loại thuốc khác.
Công dụng của mật ong:
- Bổ dưỡng.
- Giảm acid dạ dày, hỗ trợ giảm triệu chứng đau xót dạ dày – ruột.
- An thần, giúp ngủ ngon.
- Tiêu diệt một số vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus, Lỵ, Thương hàn…
Dinh dưỡng trong mật ong:
Mật ong không phải là chất cho con ong bài tiết, chủ yếu nó là mật hoa được ong chế biến & cô đặc lại. Trong mật hoa tỷ lệ nước chiếm 40-80%; trong mật ong tỷ lệ 15-20% nước.
Trong mật ong có 65-70% Glucoza & Levuloza, 2-3% Sacaroza. Nếu ong nuôi bằng mật mía hoặc gần nơi có đường mật thì tỷ lệ Sacaroza khoảng 10% hoặc hơn.
Trong mật ong có các muối vô cơ & các acid hữu cơ (Acetic, Tactric, Malic…); men tiêu hóa chất béo (Lipaza), chất bột (Amylaza), men tiêu hóa chất đường (Invectin), một ít tinh bột, Protid, sáp, sắc tố, chất thơm, phấn hoa.
Trong mật chứa 2% khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Các vitamin bao gồm vitamin B2, B3, B6, B9, C,… và các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie,… Trong mật có chứa một hàm lượng rất ít chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm,…
Mật ong có khối lượng riêng nặng hơn nước 36% tức là 1,36kg/ lít và chỉ số đường huyết (GI) từ 31 – 78 (thường gặp ở mức GI = 60).
Đối tượng không nên dùng mật ong:
Trẻ nhỏ dưới một tuổi nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với bào tử Clostridium botulinum trong mật ong. Các bào từ đó là vi khuẩn rất hay xâm nhập vào mật ong, hệ miễn dịch của bé sơ sinh lại quá non yếu chưa đủ sức chống lại. Vì vậy nếu cho sử dụng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc.
Những người nhạy cảm với phấn hoa hay dị ứng với hoa cũng không nên dùng mật ong. Dấu hiệu dị ứng mật ong bao gồm: Buồn nôn, khò khè, nhịp tim bất ổn, toát mồ hôi hoặc ngất xỉu… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Lợi ích của mật ong so với đường:
Mật ong có GI 60, trong khi đường kính có GI 86. Do đó, mật ong làm tăng đường huyết chậm hơn so với đường trắng, hỗ trợ người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tóm lại, người tiểu đường uống mật ong được: không chỉ vì chỉ số đường huyết thấp hơn đường trắng, mà còn do sự hiện diện của nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tổng thể, hỗ trợ quá trình kiểm soát đường huyết diễn ra thuận lợi.
Mật ong dùng trong đời sống:
Mật ong có thể dùng để tạo ngọt thay đường trong thức ăn – thức uống hàng ngày. Tốt nhất, trong mỗi ngày một người trưởng thành chỉ nên dùng liều lượng từ 35 – 40 ml để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Trong 1 số bệnh lý, ứng dụng của mật ong như sau:
- Bỏng. Thoa mật ong trực tiếp lên vết bỏng có vẻ giúp vết thương mau lành hơn.
- Mụn rộp môi (herpes môi). Thoa mật ong lên mụn rộp môi có vẻ giúp rút ngắn thời gian lành bệnh.
- Các vết loét và vết loét ở miệng và nướu do virus herpes (viêm nướu răng do herpes). Súc miệng và sau đó nuốt mật ong từ từ giúp các vết loét và vết loét này lành nhanh hơn ở trẻ em đang dùng thuốc có tên là Acyclovir.
- Sưng (viêm) và lở loét bên trong miệng (viêm niêm mạc miệng). Súc miệng và sau đó từ từ nuốt mật ong trước và sau các buổi hóa trị hoặc xạ trị dường như làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét miệng.
- Hấp vỏ quýt cùng với mật hoặc là ngâm tỏi cùng mật, hoặc tần dày lá cùng với mật. Để tình trạng ho cải thiện rõ rệt, chúng ta nên sử dụng từ 1 – 2 lần mỗi ngày.