Trang tin của Viện Y Dược Việt

CASE LÂM SÀNG TĂNG HUYẾT ÁP

Triệu chứng của bệnh nhân:

Bệnh nhân T.Q.Anh, nam, 56 tuổi, ở TG, đến khám với biểu hiện: cơn nóng bừng mặt, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.

– Bn Anh có tiền sử tăng huyết áp đã 3 năm nay, đang điều trị bằng thuốc Tây hạ huyết áp, tuy nhiên bệnh nhân uống không thường xuyên & thường quên liều dùng.

Khám lâm sàng & cận lâm sàng:

– Đo huyết áp bệnh nhân: 160/95 mmHg (đo đúng cách & theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp JNC VII).

– Xquang ngực có bóng tim to, dày thất Trái…

– Xét nghiệm đường huyết đói (Glucose), HbA1C: trong giới hạn cho phép.

– Bộ mỡ: tăng LDL, tăng Triglyceride, giảm HDL.

– Acid uric trong giới hạn cho phép.

– Điện tâm đồ: thiếu máu cơ tim.

– Xét nghiệm chức năng thận: trong giới hạn cho phép.

Chẩn đoán: Tăng huyết áp độ II theo JNC VII (I10), rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác (E78).

Hướng điều trị:

– Điều trị ổn định huyết áp: Đông Tây y kết hợp: thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền (bác sĩ Đông Tây y kết hợp) + VIMP-TM-01.

– Điều trị rối loạn lipid máu: Đông Tây y kết hợp: thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền (bác sĩ Đông Tây y kết hợp) + VIMP-CH-01.

– Giảm đến ngừng yếu tố nguy cơ tim mạch (đối với những yếu tố nguy cơ thay đổi được).

– Phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp lên các cơ quan: não, tim, thận,…: Đông Tây y kết hợp.

Thay đổi lối sống:

– Giảm 1/3 – 1/2 lượng muối, nước tương, nước mắm dùng hàng ngày: nêm thức ăn nhạt, không chấm thêm khi ăn.

– Luyện tập thể dục 30 – 45 phút, hàng ngày (tăng dần từ ít đến nhiều & duy trì đều hàng ngày).

– Giảm đến ngưng thuốc lá, rượu bia (nếu có dùng); hoặc dùng bia rượu có kiểm soát theo đơn vị bia rượu cho phép hàng ngày.

– Rau củ quả: 500 – 700 gram/ hàng ngày.

– Đường cát trắng: < 5 gram/1 ngày.

– Dùng 500 ml nước kiềm/ 1 ngày + khoảng 2 lít nước lọc/ 1 ngày.

– Ngủ đủ giấc, kiểm soát stress.

– Kiểm soát cân nặng.

Diễn biến bệnh: thể hiện trong hồ sơ bệnh án.

Theo dõi:

– Theo dõi huyết áp hàng ngày, vào 1 giờ nhất định, hoặc vào những lúc có triệu chứng của cơn tăng huyết áp: làm nhật ký huyết áp có ghi kèm mức huyết áp & yếu tố bệnh nhân nghĩ là có tác động đến huyết áp. Nhật ký huyết áp có công dụng giúp bác sĩ điều trị lựa chọn đúng loại thuốc huyết áp, hàm lượng thuốc, liều dùng phù hợp nhất cho bệnh nhân, từ đó giúp kiểm soát tốt mức huyết áp, phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp. Đồng thời nhật ký huyết áp cũng giúp bệnh nhân & bác sĩ nhận biết những yếu tố tác động gây nên cơn tăng huyết áp, để có phương pháp dự phòng, ngăn ngừa cơn tăng huyết áp.

– Mỗi 3 – 6 tháng làm cận lâm sàng kiểm tra: chức năng gan, thận, đường huyết, mỡ máu, acid uric máu, tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm bụng tổng quát, siêu âm tim, ion đồ…

 

Liên hệ để được Viện Y Dược Việt tư vấn: https://vienyduocviet.org/lien-he/

.VIMP.

Facebook
Twitter
LinkedIn
In

Những bài viết khác